a
THCS Đặng Thai Mai
a
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

  • 13-05-2014 09:00:00 SA
Chỉ có vài… “sinh viên” hơi lớn tuổi là cô Bùi Trân Thúy và nhà văn Mai Sơn trong ban tổ chức loay hoay, một vị phụ huynh chở con đến rồi ngồi lại dự luôn, và tôi, người cao tuổi lạc lõng nhất nên được mời ngồi gần diễn giả để nghe cho rõ… Nhờ đó mà tôi ghi lại được đôi điều, chủ yếu phần trao đổi mà tôi cho là thú vị.

Trong phần “mào đầu”, Nguyễn Nhật Ánh phân tích tác động của văn chương, nghệ thuật, đặc biệt lợi thế của văn đọc hơn hẳn các phương tiện nghe nhìn trực quan khác… Văn đọc giúp trí tưởng tượng phong phú hơn. Với văn đọc, trăm ngàn người đọc thì có trăm ngàn hình ảnh tưởng tượng khác nhau, coi như cùng sáng tác với tác giả, trong khi phim ảnh chỉ có óc tưởng tượng của một người là đạo diễn… Tác phẩm văn chương tạo cảm xúc đạo đức cho người đọc, nuôi dưỡng tâm hồn người đọc dài lâu…

Một nữ sinh viên đứng lên. Em nói như khóc - và thực sự thì em đã khóc vì cảm động - bảo đây là lần đầu em được gặp nhà văn mà em hằng mến mộ từ tuổi thơ. Em lúng túng:

- Nhờ đâu mà lúc nào chú cũng vui và trẻ con trong nhân vật?

Chú cũng không biết. Có lẽ trong người chú lúc nào cũng có một chú bé con. Chú mong chú bé con đó không bao giờ lớn để chú có thể viết hoài cho tuổi mộng mơ…

Rồi nhiều sinh viên khác:

- Chú đọc bằng cảm xúc hay bằng lý tính?

Chú đọc hồn nhiên, theo cảm xúc. Thưởng thức. Thưởng ngoạn. Tác động cảm xúc là chính. Sau, rồi mới suy nghĩ thêm, sau nữa thấy cần thiết thì đọc lại, ghi chép. Ngay lần đầu tiên đến với một cuốn sách mà đã lăm lăm cây viết trên tay, rình chộp bắt những ý tưởng hay, những câu văn lạ thì mất cả thú. Đọc sách là một cái thú. Người ta gọi “thú đọc sách”.

Vừa đọc vừa phân tích, nhận xét, mổ xẻ, gạch đít, ghi chú là kiểu đọc của các nhà nghiên cứu phê bình. Đó là thao tác nghề nghiệp. Trừ khi làm nghề, chúng ta nên đọc một cách hồn nhiên. Đọc sách mà tọc mạch, tỉ mẩn quá đôi khi chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Dĩ nhiên ngay cả chú đôi lúc cũng đọc theo kiểu đó, dù không cố ý. Cái đó là “bệnh nghề nghiệp”. Cũng như bạn chú, một người làm nghề chữa morasse, một lần đi ăn phở thấy nhãn hiệu trên chai nước tương sai lỗi chính tả, tự nhiên ăn không thấy ngon nữa, đành bỏ dở nửa chừng. Món ăn tinh thần hay món ăn vật chất chỗ này giống nhau: xét nét quá làm mất cả thú vui thưởng thức.

- Khi viết, chú đọc gì?

Khi đang viết sách cho thiếu nhi, chú chỉ đọc sách thiếu nhi. Để tâm trí không bị phân tán, pha loãng. Để nuôi dưỡng một bầu không khí thuần khiết, tránh ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ hình ảnh phù hợp với tuổi thơ.

- Đọc sách như thế nào cho hiệu quả?

Sách nào hay thì đọc. Thường chúng ta chọn sách là nghe bạn bè giới thiệu, đọc bài điểm sách trên báo, hay chọn sách theo sở thích riêng, theo uy tín của nhà xuất bản hay tác giả. Thuở chú còn học sư phạm, mỗi sinh viên được quyền giới thiệu một cuốn sách hay, rồi xoay vần đổi cho nhau mỗi tuần, sau chia nhóm lên bục thuyết trình về tác phẩm. Nhờ đó mà sâu. Nhà trường bây giờ cần khuyến khích đọc sách, tổ chức cho học sinh đọc sách. Trong gia đình, bố mẹ ham đọc sách thì con ham đọc sách. Cha ôm chai rượu, mẹ ôm bộ bài tứ sắc thì con cũng vậy. Trẻ bây giờ không có thì giờ đọc sách có lỗi của ngành giáo dục. Học hành gì mà căng thẳng quá!

- Cảm xúc khi được đề cử giải Đông Nam Á?

Khi viết, không nhà văn nào nghĩ đến giải thưởng hay danh hiệu này nọ, chỉ nghĩ đến bạn đọc. Viết là để chia sẻ những ý tưởng của mình với bạn đọc. Cuộc sống nhà văn xoay quanh độc giả, chứ không phải xoay quanh các giải thưởng. Nhưng có giải thưởng thì cũng vui, nó có ý nghĩa khích lệ, một cách nào đó là sự thừa nhận những nỗ lực làm nghề của mình.

- Để tạo một tác phẩm hay thì yếu tố cảm hứng từ đâu?

Văn chương thường đến từ 3 nguồn: ký ức, sự quan sát, óc tưởng tượng. Thời kỳ đầu cầm viết, thường người ta viết về… mình, khai thác mình, vì viết chuyện đời mình là dễ nhất, mình thuộc như lòng bàn tay, do đó những tác phẩm đầu tay của các nhà văn thường phảng phất yếu tố tự truyện. Nhiều người sau một thời gian khai thác mình thì hết chuyện để viết. Lúc đó, sự quan sát và óc tưởng tượng chính là những yếu tố bổ sung cần thiết.

- Để trở thành nhà văn, cần có những tố chất gì?

Cần có năng khiếu, đó là yếu tố tiên quyết. Có người nói “Thành công đến từ 1% năng khiếu và 99% lao động”. Riêng đối với nghề văn, có 99% lao động mà thiếu 1% năng khiếu cũng thất bại. Có trường đào tạo kỹ sư, bác sĩ, thầy giáo… nhưng không có trường đào tạo nhà văn là vậy. Bởi năng khiếu là cái không giảng dạy hay truyền thụ được. Các trường viết văn hiện nay chỉ làm nhiệm vụ bồi dưỡng chứ không phải đào tạo.
- Khi bị “tịt ngòi” chú khai thông bằng cách nào?

Có nhiều cách, tùy theo từng nhà văn. Có người bỏ đi làm chuyện khác, quay lại viết sau. Với chú, chú giải quyết bằng cách thay đổi môi trường làm việc. Khi viết tiếp bộ “Kính vạn hoa” sau 5 năm kết thúc, theo yêu cầu của một tờ báo, chú ôm cái laptop ra Vũng Tàu thuê khách sạn ở 3 ngày đêm, chỉ để làm mỗi một việc là ngày nào cũng ngồi bên cửa sổ nhìn ra biển, đầu nghĩ tới cuốn sách sắp viết. Hai ngày đầu bế tắc, tưởng bỏ cuộc. Ngày thứ ba, viết được 5 trang, chú liền điện về tòa soạn đồng ý để họ rao về truyện feuilleton sắp tới. Thường sau khi viết được ít trang thì viết tiếp không còn khó nữa. Ông bà nói rồi: “Vạn sự khởi đầu nan”!
- Tại sao kết thúc truyện của chú thường không có hậu?

Không, đó là kết bỏ lửng chứ không phải không có hậu. Những rung động đầu đời của tuổi mới lớn bao giờ cũng… lơ lửng, trong truyện cũng vậy mà ngoài đời cũng vậy. Vì sau đó chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra cho họ, họ đang lớn, còn nhiều thay đổi mà...

Kết thúc buổi nói chuyện, NNA đọc 4 câu thơ tặng các bạn trẻ :

Hôm qua em hứa anh rằng…
Sao nay em lại khăng khăng bảo là…
Tưởng em yêu thật hóa ra…
Cũng vì anh quá thật thà cho nên…
Cũng lại bỏ lửng!

Đỗ Hồng Ngọc (Theo SGGP)
BQL Thư viện thông minh
Chỉ có vài… “sinh viên” hơi lớn tuổi là cô Bùi Trân Thúy và nhà văn Mai Sơn trong ban tổ chức loay hoay, một vị phụ huynh chở con đến rồi ngồi lại dự luôn, và tôi, người cao tuổi lạc lõng nhất nên được mời ngồi gần diễn giả để nghe cho rõ… Nhờ đó mà tôi ghi lại được đôi điều, chủ yếu phần trao đổi mà tôi cho là thú vị.

Trong phần “mào đầu”, Nguyễn Nhật Ánh phân tích tác động của văn chương, nghệ thuật, đặc biệt lợi thế của văn đọc hơn hẳn các phương tiện nghe nhìn trực quan khác… Văn đọc giúp trí tưởng tượng phong phú hơn. Với văn đọc, trăm ngàn người đọc thì có trăm ngàn hình ảnh tưởng tượng khác nhau, coi như cùng sáng tác với tác giả, trong khi phim ảnh chỉ có óc tưởng tượng của một người là đạo diễn… Tác phẩm văn chương tạo cảm xúc đạo đức cho người đọc, nuôi dưỡng tâm hồn người đọc dài lâu…

Một nữ sinh viên đứng lên. Em nói như khóc - và thực sự thì em đã khóc vì cảm động - bảo đây là lần đầu em được gặp nhà văn mà em hằng mến mộ từ tuổi thơ. Em lúng túng:

- Nhờ đâu mà lúc nào chú cũng vui và trẻ con trong nhân vật?

Chú cũng không biết. Có lẽ trong người chú lúc nào cũng có một chú bé con. Chú mong chú bé con đó không bao giờ lớn để chú có thể viết hoài cho tuổi mộng mơ…

Rồi nhiều sinh viên khác:

- Chú đọc bằng cảm xúc hay bằng lý tính?

Chú đọc hồn nhiên, theo cảm xúc. Thưởng thức. Thưởng ngoạn. Tác động cảm xúc là chính. Sau, rồi mới suy nghĩ thêm, sau nữa thấy cần thiết thì đọc lại, ghi chép. Ngay lần đầu tiên đến với một cuốn sách mà đã lăm lăm cây viết trên tay, rình chộp bắt những ý tưởng hay, những câu văn lạ thì mất cả thú. Đọc sách là một cái thú. Người ta gọi “thú đọc sách”.

Vừa đọc vừa phân tích, nhận xét, mổ xẻ, gạch đít, ghi chú là kiểu đọc của các nhà nghiên cứu phê bình. Đó là thao tác nghề nghiệp. Trừ khi làm nghề, chúng ta nên đọc một cách hồn nhiên. Đọc sách mà tọc mạch, tỉ mẩn quá đôi khi chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Dĩ nhiên ngay cả chú đôi lúc cũng đọc theo kiểu đó, dù không cố ý. Cái đó là “bệnh nghề nghiệp”. Cũng như bạn chú, một người làm nghề chữa morasse, một lần đi ăn phở thấy nhãn hiệu trên chai nước tương sai lỗi chính tả, tự nhiên ăn không thấy ngon nữa, đành bỏ dở nửa chừng. Món ăn tinh thần hay món ăn vật chất chỗ này giống nhau: xét nét quá làm mất cả thú vui thưởng thức.

- Khi viết, chú đọc gì?

Khi đang viết sách cho thiếu nhi, chú chỉ đọc sách thiếu nhi. Để tâm trí không bị phân tán, pha loãng. Để nuôi dưỡng một bầu không khí thuần khiết, tránh ảnh hưởng tới việc sử dụng ngôn ngữ hình ảnh phù hợp với tuổi thơ.

- Đọc sách như thế nào cho hiệu quả?

Sách nào hay thì đọc. Thường chúng ta chọn sách là nghe bạn bè giới thiệu, đọc bài điểm sách trên báo, hay chọn sách theo sở thích riêng, theo uy tín của nhà xuất bản hay tác giả. Thuở chú còn học sư phạm, mỗi sinh viên được quyền giới thiệu một cuốn sách hay, rồi xoay vần đổi cho nhau mỗi tuần, sau chia nhóm lên bục thuyết trình về tác phẩm. Nhờ đó mà sâu. Nhà trường bây giờ cần khuyến khích đọc sách, tổ chức cho học sinh đọc sách. Trong gia đình, bố mẹ ham đọc sách thì con ham đọc sách. Cha ôm chai rượu, mẹ ôm bộ bài tứ sắc thì con cũng vậy. Trẻ bây giờ không có thì giờ đọc sách có lỗi của ngành giáo dục. Học hành gì mà căng thẳng quá!

- Cảm xúc khi được đề cử giải Đông Nam Á?

Khi viết, không nhà văn nào nghĩ đến giải thưởng hay danh hiệu này nọ, chỉ nghĩ đến bạn đọc. Viết là để chia sẻ những ý tưởng của mình với bạn đọc. Cuộc sống nhà văn xoay quanh độc giả, chứ không phải xoay quanh các giải thưởng. Nhưng có giải thưởng thì cũng vui, nó có ý nghĩa khích lệ, một cách nào đó là sự thừa nhận những nỗ lực làm nghề của mình.

- Để tạo một tác phẩm hay thì yếu tố cảm hứng từ đâu?

Văn chương thường đến từ 3 nguồn: ký ức, sự quan sát, óc tưởng tượng. Thời kỳ đầu cầm viết, thường người ta viết về… mình, khai thác mình, vì viết chuyện đời mình là dễ nhất, mình thuộc như lòng bàn tay, do đó những tác phẩm đầu tay của các nhà văn thường phảng phất yếu tố tự truyện. Nhiều người sau một thời gian khai thác mình thì hết chuyện để viết. Lúc đó, sự quan sát và óc tưởng tượng chính là những yếu tố bổ sung cần thiết.

- Để trở thành nhà văn, cần có những tố chất gì?

Cần có năng khiếu, đó là yếu tố tiên quyết. Có người nói “Thành công đến từ 1% năng khiếu và 99% lao động”. Riêng đối với nghề văn, có 99% lao động mà thiếu 1% năng khiếu cũng thất bại. Có trường đào tạo kỹ sư, bác sĩ, thầy giáo… nhưng không có trường đào tạo nhà văn là vậy. Bởi năng khiếu là cái không giảng dạy hay truyền thụ được. Các trường viết văn hiện nay chỉ làm nhiệm vụ bồi dưỡng chứ không phải đào tạo.
- Khi bị “tịt ngòi” chú khai thông bằng cách nào?

Có nhiều cách, tùy theo từng nhà văn. Có người bỏ đi làm chuyện khác, quay lại viết sau. Với chú, chú giải quyết bằng cách thay đổi môi trường làm việc. Khi viết tiếp bộ “Kính vạn hoa” sau 5 năm kết thúc, theo yêu cầu của một tờ báo, chú ôm cái laptop ra Vũng Tàu thuê khách sạn ở 3 ngày đêm, chỉ để làm mỗi một việc là ngày nào cũng ngồi bên cửa sổ nhìn ra biển, đầu nghĩ tới cuốn sách sắp viết. Hai ngày đầu bế tắc, tưởng bỏ cuộc. Ngày thứ ba, viết được 5 trang, chú liền điện về tòa soạn đồng ý để họ rao về truyện feuilleton sắp tới. Thường sau khi viết được ít trang thì viết tiếp không còn khó nữa. Ông bà nói rồi: “Vạn sự khởi đầu nan”!
- Tại sao kết thúc truyện của chú thường không có hậu?

Không, đó là kết bỏ lửng chứ không phải không có hậu. Những rung động đầu đời của tuổi mới lớn bao giờ cũng… lơ lửng, trong truyện cũng vậy mà ngoài đời cũng vậy. Vì sau đó chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra cho họ, họ đang lớn, còn nhiều thay đổi mà...

Kết thúc buổi nói chuyện, NNA đọc 4 câu thơ tặng các bạn trẻ :

Hôm qua em hứa anh rằng…
Sao nay em lại khăng khăng bảo là…
Tưởng em yêu thật hóa ra…
Cũng vì anh quá thật thà cho nên…
Cũng lại bỏ lửng!

Đỗ Hồng Ngọc (Theo SGGP)
BQL Thư viện thông minh
Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông.

Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất.

Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Tác phẩm mới nhất của ông vừa được NXB Trẻ ấn hành vào năm 2008 có tên Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tác phẩm này được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008.

Buổi sáng đẹp trời hôm đó, một ngày cuối tháng 7, tại Đại học Hoa Sen có buổi nói chuyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với sinh viên. Gần trăm sinh viên tề tựu từ sớm.
Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông.

Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lãnh vực của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi Trẻ, đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

Năm 1998 ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất.

Năm 2003, bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ và được Hội nhà văn Việt Nam trao tặng thưởng. Tác phẩm mới nhất của ông vừa được NXB Trẻ ấn hành vào năm 2008 có tên Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tác phẩm này được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008.

Buổi sáng đẹp trời hôm đó, một ngày cuối tháng 7, tại Đại học Hoa Sen có buổi nói chuyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh với sinh viên. Gần trăm sinh viên tề tựu từ sớm.
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
  • SMART-LIB